Return to site

Bé bị viêm phế quản thở khò khè phải làm sao?

Bé bị viêm phế quản thở khò khè phải làm sao?

Thở khò khè là một triệu chứng viêm phế quản mà trẻ nhỏ có thể gặp phải. Biểu hiện này khiến cha mẹ bé lo lắng. Vậy bé bị viêm phế quản thở khò khè cha mẹ phải làm sao?

Tại sao bé bị viêm phế quản thở khò khè?

Tiếng thở khò khè là tiếng thở được phát hiện khi trẻ thở ra, sở dĩ nghe được là do hiện tượng co thắt và tắc nghẽn phế quản nhỏ làm cho không khí khó đi ra khỏi phế nang khi thở ra. Trẻ phải cố gắng thở để đấy không khí ra ngoài, làm cho thì thở ra bị kéo dài hơn bình thường. Đây là một trong những triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em biểu hiện tình trạng tiến triển nặng lên.

Trong trường hợp, bé bị viêm phế quản, niêm mạc các ống phế quản dẫn không khí vào và ra bị sưng lên, phù nề và xuất tiết dịch, khiến đường thở của bé bị thu hẹp, khiến bé thở khò khè, khó thở thường xuyên.

  • Với những trẻ lớn, trẻ thường thở mạnh, hoặc thở rít lên khi ngủ.
  • Đối với trẻ sơ sinh, triệu chứng thở khò khè khó nhận biết hơn bằng quan sát thông thường, và sẽ thấy rõ khi nghe qua ống nghe của bác sĩ.

Ngoài tiếng thở khò khè, trẻ bị viêm phế quản ho nhiều (ho khan hoặc ho có đờm), sốt, sổ mũi, các bé sẽ rất khó chịu, mệt mỏi, biếng ăn hay quấy khóc. Do đó, các mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có được cách điều trị viêm phế quản ở trẻ đúng đắn, an toàn mà hiệu quả.

broken image
Trẻ bị viêm phế quản khó thở, thở khò khè phải làm gì? Để lưu thông đường thở, cụ thể trong bệnh viêm phế quản khó thở, viêm phế quản thở khò khè, mục đích của điều trị bệnh chính là làm giảm và chữa tình trạng viêm, làm lớp niêm mạc bớt phù nề, thì đường thở của trẻ sẽ thông thoáng hơn. Tại bệnh viện bé có thể được sử dụng thuốc hít giảm co thắt, chống viêm.

Song song với đó là kết hợp các biện pháp làm giảm tiết dịch, hút dịch nhầy và hóa đờm cũng đóng vai trò quan trọng tương đương.

Khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản khó thở, thở khò khè, mẹ có thể giúp bé lưu thông đường thở bằng các biện pháp sau:

  • Đưa trẻ đến các cơ sở y tế để hút dịch nhầy
  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên cho bé bằng nước muối sinh lý
  • Sử dụng các vị thuốc đông y, thảo dược có tác dụng chống viêm, trừ đờm cho bé, làm giảm tiết dịch, thông đường thở: lá tỳ bà – mật ong, húng chanh – quất – mật ong….
  • Vỗ long đờm sau khi sử dụng máy phun sương 15-20 phút giúp tăng hiệu quả long đờm nhầy, tống đờm ra khỏi đường hô hấp.
  • Trong các trường hợp, bé có những biểu hiện nặng hơn như sốt cao, ho liên tục, khó thở, kèm dấu hiệu rút lõm lồng ngực, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và chữa trị viêm phế quản kịp thời.